Kính cường lực-Kính cường lực có thể sử dụng làm cửa thủy lực có độ dày 10,12,15mm nhưng thông thường hay sử dụng kính 12mm
Bản lề thủy lực:
– Đây là một bộ phận cực kỳ quan trọng của cửa thủy lực. Nguyên lý hoạt động của bản lề này là hãm lực giảm dần đều bằng dầu, gần giống giảm xóc xe máy. Vì vậy,việc lựa chọn sai công suất, thiết bị có thể bị hỏng nếu quá tải hoặc lãng phí nếu dư nhiều công suất. Cửa có thể mở 90 độ về cả 2 phía, hoặc chỉ đẩy về 1 phía. Tại điểm “kịch” sẽ có mấu chốt, giữ cửa không tự “trôi” về điểm “đóng”. Một số loại bản lề của kính thủy lực có tính năng tự hút khi đến gần điểm đóng, đảm bảo độ “khít” giữa 2 cánh. Để đảm bảo an toàn, trong quá trình vận hành cũng tuyệt đối không để bụi, chất lỏng rơi vào (về lý thuyết thiết bị được thiết kế kín).
– Hiện nay có rất nhiều thương hiệu bản lề thủy lực như: VVP, NEWSTAR, ADLER, HAND, DUKAL…nhưng sử dụng phổ biến nhất vãn là bản lề sàn VVP được chia làm các loại cơ bản:
+ FC34-15: dành cho các loại cửa có cánh nhở hơn 800
+ FC34-20: Dành cho các loại cửa có cánh từ 800-1000mm.
+ FC34-25: Dành cho các loại cửa có cánh từ 1000-1200mm.
+ FC49 dành cho các loại cửa kính từ 1200-1500mm.
Bản Lề Sàn Adler có các loại:
+Bản lề sàn D1400 Tải trọng: 110kg Cánh Rộng x cao: 1100x2200mm
+Bản lề sàn D1500 Tải trọng: 150kg Cánh Rộng x cao: 1200x2400mm
+Bản lề sàn D1600 Tải trọng: 110kg Cánh Rộng x cao: 1300x2600mm
+Bản lề sàn A1900 Tải trọng: 200kg Cánh Rộng x cao: 1450x2800mm
+Bản lề sàn A2000 Tải trọng: 250kg Cánh Rộng x cao: 1550x3000mm
– Gồm nhiều loại: Kẹp L, Kẹp trên, kẹp dưới và ngõng trục. Chức năng của kẹp là giữ kính không bị vặn (kẹp L) và ăn khớp với bản lề sàn và kẹp L tạo chuyển động xoay cho cánh cửa.
– Các kẹp kính được cố định vào kính cường lực bằng vít được bắt xuyên qua kính nhờ các lỗ kính đã được khoan sẵn, do đó nó được bắt rất chắc chắn, đảm bảo cả yêu cầu về kĩ thuật và mĩ thuật.
4. Khóa cửa: Thường bên ngoài các cửa kính thủy lực bao giờ cũng có hệ thống cửa cuốn hoặc cửa sắt bảo vệ nên có thể có hoặc không cần thiết phải có khóa cửa.
5. Tay cầm, tay đẩy:
– Với mỗi cánh cửa bạn cần có 1 tay cửa để việc mở cửa được dễ dàng, tạo điểm nhấn dễ quan sát, tránh trường hợp bị va vào kính. Ngoài ra tay cửa còn giúp cho kính không bị những vết bẩn, vết mồ hôi tay bám vào kính.
– Hiện nay mẫu mã, vật liệu làm tay cửa rất đa dạng từ các tay Inox. Nhựa kết hợp Inox, tay bằng đồng… nên các bạn có thể tha hồ lựa chọn những mẫu phù hợp nhất cho không gian kiến trúc của mình.
– Cũng giống như các kẹp kính, tay cửa cũng được bắt vào kính bằng vít thông qua lỗ kính được khoan sẵn trước khi tôi.
6. Các bộ phận khác:
– Ngoài các bộ phận kể trên cửa thủy lực còn có thể có các bộ phần sau tùy thuộc vào cấu tạo, chức năng của từng bộ cửa nhất định.
+ Nẹp kính: Có chức năng giữ các tấm kính cố định chắc chắn vào khung tường. Nó giúp các tấm cố định không bị xô lệch, vặn khi đóng mở cánh cửa.